Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Những quy định mới về xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn

Trong các lĩnh vực đều có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá và giám sát về chất lượng do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCTCDLCL) quy định, đây là cơ chế dùng để quản lý các đơn vị và công ty. Trong lĩnh vực thiết kế xây dựng nhà xưởng, nhà kho cũng vậy luôn có các chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá giúp phát hiện được những công ty xây dựng làm không đúng quy trình và chất lượng.


Tiêu chuẩn thiết kế và thi công nhà kho, nhà xưởng

Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng, thi công nhà kho được ban hành trong quy định mới, sửa đổi năm 2012 có quy định từng hạng mục thiết kế rõ ràng mà các đơn vị như chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng phải tuân thủ nghiệm ngặt được cụ thể như sau:

1.Nền và móng


+ Việc thiết kế nền và móng cần tuân thủ theo các quy định trong TCVN 2737:1995 về yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất của công trình và địa chất thủy văn tại khu vực sẽ xây dựng. Trong các trường hợp nền đất yếu cần phải có các biện pháp thích hợp để gia cố.
+ Móng và các hệ thống kĩ thuật ngầm (nếu có) của công trình cần được thiết kế một cách phù hợp với địa chất của đất nền, cùng với đó là đặc trưng điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng.
+  Khi tiến hành chọn phương án nền móng cho nhà và công trình có hệ thống ngầm, ngoài việc tuân theo quy định 3.2 của tiêu chuẩn thì cần phải căn cứ vào kết cấu của công trình và mật độ các công trình trên khu đất xây dựng.
+  Về cao độ mặt trên của móng phải được thiết kế thấp hơn mặt nền với độ chên lệch như sau:

     0,2m đối với cột thép
     0,5m đối với cột có khung chèn tường
     0,15m đối với cột bê tông cốt thép

+  Chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải có cao độ hơn cao độ san nền thấp nhất là 0,2m.
+  Móng sử dụng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc của nhà không khung khi chiều sâu đặt móng không lớn hơn 0,15m thì nên thiết kế và sử dụng móng bê tông, bê tông đá hộc,... Còn khi chiều sâu đặt móng không lớn hơn thì nên thiết kế dầm đỡ tường.
+ Tùy vào địa chất và khí hậu nơi xây dựng mà cần có biện pháp chịu nhiệt hoặc chống bị ăn mòn cho nền móng.
+  Nền bê tông cần phải chia thành từng ô với chiều dài mỗi ô không lớn hơn 0,6m và sử dụng bi tum cho mạch chèn ở giữa. Sử dụng lớp bê tông lót có bề dày lớn hơn 0,1m và có mác nhỏ hơn 150. Chiều rộng của hè nhà lấy từ 0,2 - 0,8m với độ dốc của hè từ 1 - 3%.
+ Nền nhà sản xuất được thiết kế theo các yêu cầu về công nghệ và điều kiện sẽ sử dụng, có một vài dạng nền điển hình như:

    Nền bê tông
    Nền bê tông cốt thép
    Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm
    Nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axít, kiềm
    Nền lát gạch xi măng
    Nền thép
    Nền lát ván gỗ, chất dẻo
    Nền bê tông atphan

+ Nền kho bãi tại vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ hàng hóa cần bằng phẳng, bề mặt cần có lớp lót cứng và thoát nước thật nhanh.

2.Mái và cửa mái


+ Độ dốc của mái sẽ tùy thuộc vào loại vật liệu sẽ sử dụng:

    Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%
    Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %
    Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %
    Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %

+ Với mái có độ dốc nhỏ hơn 8% cần phải tạo khe nhiệt chống thấm ở lớp bê tông cốt thép, khoảng cách giữa các khe nên lớn hơn 24m theo chiều dọc nhà.
+ Cửa mái có chiều dài không được lớn hơn 84m, nên đặt lùi vào một bước cột tính từ đầu hồi nhà.
+ Khi sử dụng chiếu sáng tự nhiên qua mặt tường cho nhà sản xuất có một hoặc hai nhịp cần đảm yêu cầu không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hay chất độc thì không được làm cửa mái.
+ Với nhà sản xuất có sinh nhiều nhiệt, hơi ẩm hay độc tố thì cần có cửa mái thông gió nhằm đảm bảo cho không khí được lưu thông một cách tốt nhất.
+  Cửa mái nên lắp kính cố định và để hở phần dưới, phần trên sử dụng mái đua, tỉ lệ các phần này được tính toán tùy thuộc vào vị trí địa lý, từ vĩ tuyến 18 độ bắc trở xuống thì cần thiết kế chông nắng trực tiếp.
+ Kính sử dụng cho cửa mái có chiều dày lớn hơn 3mm, trong các phân xưởng cần có cầu trục và cầu treo phải lắp lưới bảo vệ kính.

3.Tường và vách ngăn


+  Tùy vào thiết kế và điều kiện sử dụng của công trình mà tường nhà có các dạng như sau: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung. Các vật liệu có thể sử dụng làm tường bao gồm: gạch, đá tự nhiên, tấm amiăng xi măng, tấm bê tông cốt thép.
+  Nếu sử dụng tường gạch thì chân tường phải có lớp chống thấm nước bằng bi tum hoặc các vật liệu chống thấm.
+ Tường ngăn giữa các phân xưởng cần được tháo lắp thuận tiện đáp ứng được mặt bằng khi có yêu cầu thay đổi công nghệ và sửa chữa thiết bị.

4.Cửa sổ, cửa đi


+  Trong xây dựng nhà xưởng cần sử dụng tối đa cửa sổ, cửa ra vào và các lỗ thông gió để có được ánh sáng tự nhiên và tạo sự thông thoáng nhất.
+ Thiết kế cửa sổ phải bảo đảm các điều kiện sau:

    Cửa sổ có độ cao không lớn hơn 2,4m kể từ mặt sàn, thiết kế có thể đóng mở được.
    Với cửa sổ có yêu cầu khả năng chống gió bão, lắp ở độ cao lớn hơn 2,4m kể từ mặt sàn thì cần có khung cố định, có thể sử dụng hệ thống đóng mở cơ khí.

Đây là những tiêu chí cơ bản cho việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà kho. Còn đối với những ông trình xây theo giải pháp nhà tiền chế thì một vài thông số và quy định có thể thay đổi.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Những nhà xưởng có kiến trúc đẹp trên thế giới P1


Nhà xưởng Van Nelle - Di sản kiến trúc thế giới


Tổng quát công trình


Tên công trình: Nhà xưởng Van Nelle
Địa điểm:  Khu công nghiệp Spaanse Polder, Rotterdam, Hà Lan
Thiết kế kiến trúc: Leendert van der Vlugt  và Johannes Brinkman
Quy mô: Khu đất khoảng 10ha 
Thời gian thi công: 1925 - 1931
Giá trị: Di sản thế giới (2014; hạng mục I, II, IV)

Góc chính diện nhà máy

Nằm cạnh kênh Schie trong khu công nghiệp Spaanse Polder, Rotterdam, Hà Lan; nhà
xưởng Van Nelle là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Leendert van der Vlugt  và Johannes Brinkman kết hợp cùng với kĩ sư xây dựng JG Wiebenga (ông là chuyên gia hàng đầu về xây dựng bê tông cốt thép thời điểm đó), được thực hiện trong thời gian 1925 - 1931.

Nhà
xưởng được đánh giá là một công trình có tư duy kiến trúc và phong cách xây dựng nhà xưởng đi trước thời đại. Những công trình chính trong nhà xưởng được thi công bằng những giải pháp công nghệ hoàn toàn mới bao gồm hệ kết cấu là khung bê tông cốt thép toàn khối, dạng sàn nấm, có kết cấu bao che là kính kết hợp khung thép được đặt với cái tên “rèm kính”.

Sau khi hoàn thành, công trình được giới chuyên môn đánh giá rất cao và nó được ví von như: “một bài thơ bằng thép và kính”. Nhà
xưởng trở thành biểu tượng của kiến trúc công nghiệp Châu Âu vào thế kỷ 20, được đánh giá là một trong những kiến trúc công nghiệp đẹp nhất thế giới và có ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới trong những năm sau này.

Một vài hình ảnh về nhà xưởng


Lung linh trong đêm nhờ kết cấu bao bọc bằng kính

Nội thất khu căng tin nhà xưởng

Tháp quan sát

Một góc độ khác của nhà xưởng

Nhà xưởng Van Nelle được xem là một trong những tượng đài công nghiệp quan trọng bậc nhất của Hà Lan, và khi nhìn vào các công trình nhà tiền chế hiện nay ta sẽ thấy có nét gì đó giống với Van Nelle.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Khung kèo thép trong xây dựng nhà xưởng

Có nhiều loại vật liệu được sử dụng trong xây dựng như: xi măng, sắt, đá, gỗ,...và một loại vật liệu đang được sử dụng rất thịnh hành bây giờ là thép. Cùng với vật liệu này thì những giải pháp và mô hình xây dựng mới cũng đã ra đời từ đây như: nhà thép tiền chế, nhà thép công nghiệp, nhà thép thương mại,...và thành phần đóng vai trò quan trọng trong mô hình này chính là khung kèo thép.

Khung kèo thép là kỹ thuật xây dựng bằng việc sử dụng khung sườn thép để thiết lập ra các kết cấu vuông góc. Nó được sử dụng trong các công trình nhà thép giúp gia cố và trợ lực cho mái, nền, vách,... Nhờ những tiến bộ kĩ thuật và những bước phát triển trong xây dựng đã hỗ trợ đắc lực cho sự ra đời của những công trình lớn như các tòa nhà chọc trời hay những công trình có kiến trúc đặc biệt.
 

Những ưu điểm của khung kèo thép:

+ Tiết kiệm: giá tuy có cao hơn so với các loại vật liệu xây dựng khác nhưng thay vào đó nó cho thời gian sử dụng lâu dài, không cần phải mất chi phí cho vật liệu phụ nên khung kèo thép mang tính kinh tế cao, nhờ vậy sẽ làm cho giá nhà thép tiền chế tối ưu hơn.
+ An toàn và kiên cố: thép có kết cấu rất bền vững, được gắn kết với nhau và cố định bằng những mối hàn chuyên dụng giúp mang lại những liên kết thật bền vững cho toàn bộ công trình.
+ Bền nhẹ: có tính bền cao hơn gỗ và nhẹ hơn bê tông nhiều lần.
+ Tính thích ứng cao: Có thể sử dụng được trong nhiều môi trường và khí hậu khác nhau, ít bị tác động bởi các yếu tố như sâu bọ hay mối mọt như gỗ hay dễ nứt bể như bê tông.
+ Bảo trì: Chi phí bảo trì thép thấp nên đối với những công trình nhà thép, nhà xây dựng luôn hứa hẹn cho khách hàng của mình chế độ bảo trì lâu dài và miễn phí.
+  Giá trị: Công trình khung kèo thép luôn có giá trị sử dụng lâu dài so với nguyên liệu khác như gỗ hoặc bê tông cốt thép, đặc biệt có thể tái sử dụng.
+ Luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường
 
Lợi ích của khung kèo thép trong kỹ thuật xây dựng nhà xưởng, nhà máy, nhà cao tầng,… là một bước tiến mới cũng như niềm tự hào của giới xây dựng nói chung và các nhà thầu xây dựng nói riêng.
 

Cân nhắc khi lựa chọn khung kèo thép:

+  Đối tượng thích hợp cho việc sử dụng khung kèo thép: Mọi công trình xây dựng quy mô lớn như nhà xưởng, xây nhà kho, nhà cao tầng… đòi hỏi tính bền vững và kiên cố cao.
+  Khung kèo cần được bảo vệ tránh khỏi tác động của nhiệt độ cao do tính nóng chảy có thể làm biến dạng kết cấu dẫn đến nguy cơ sụp đổ công trình. Một trong những biện pháp là bọc cột thép với những kết cấu chống lửa như công trình nề, bê tông, tấm vữa.

“Làn da” bên ngoài của công trình xây dựng được gắn chặt với khung kèo thép bằng việc sử dụng những kỹ thuật xây dựng và nhiều loại hình mỹ thuật kiến trúc. Gạch, đá, bê tông, kính xây dựng, kim loại tấm và sơn bảo vệ được sử dụng để bao phủ khung kèo, bảo vệ thép khỏi tác động của môi trường xung quanh.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TỐI ƯU SẢN XUẤT



Một nhà xưởng tối ưu cho sản xuất là được đồng bộ với dây chuyền ngay từ khi bắt đầu thi công, những tính toán thiết kế chi tiết và phù hợp với dây chuyền sản xuất sẽ giúp việc vận hành sản xuất trơn tru, cho hiệu xuất lao động ở mức cao nhất có thể đạt được.

Để có được một nhà xưởng sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp, trước và trong quá trình thiết kế kiến trúc sư cần tìm hiểu và nghiên cứu sơ đồ dây chuyền, cách thức vận hành, các đặc tính kĩ thuật của máy móc, sự xuyên suốt của quá trình sản xuất sản phẩm từ giai đoạn đầu vào nguyên liệu cho tới lúc sản phẩm được hoàn thành. Vì  vậy việc tư vấn thiết kế nhà xưởng làm sao cho dây chuyền được bố trí khép kín sẽ giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra nhanh và xuyên suốt, tiết kiệm chi phí nhân công, tránh gây xung đột giao thông nội bộ trong nhà máy.

Các nhà xưởng công nghiệp hiện nay đều được thiết kế và xây dựng dựa trên mô hình xây dựng nhà thép tiền chế với những khung kèo lớn vượt nhịp. Nhà thép tiền chế có kết cấu từ cột, kèo, xà gồ, giằng và một vài chi tiết nhỏ khác, tất cả đều làm từ thép và được sản xuất trước trong các nhà máy của công ty xây dựng nhà tiền chế trước khi được mang ra công trường thi công và bắt đầu tiến hành lắp ráp. Với cách làm này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian thi công nhà xưởng, nhanh chóng đưa nhà xưởng vào vận hành sản xuất.



Để tối ưu được công năng và chi phí thi công, các kỹ sư thiết kế kết cấu nhà thép tiền chế cần bám sát vào những yêu cầu của dây chuyền để có thể tính toán khẩu độ kèo và bước cột của khung nhà thép tiền chế. Những thông số đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đến giá thành của công trình bởi việc có sử dụng thêm cột chống ở giữa các khung kèo hay không cũng có thể làm cho giá của phần kết cấu khung nhà thép tiền chế tăng thêm từ 40% - 70%.

Ngoài phần khung thép của nhà xưởng tiền chế, thì các vật liệu hoàn thiện kiến trúc cũng đóng góp một phần vào giá thành của công trình. Các hệ thống cơ, điện, lạnh cũng cần thiết kế và tính toán hợp lí để tạo ra một không gian tốt nhất cho nhà xưởng.



Những công trình phụ trợ như bãi để xe, khu căng tin, khu thể thao giải trí hay những mảng xanh cũng sẽ được kiến trúc sư tính toán trong thiết kế cho các nhà xưởng có quy mô lớn. Cách bố trí hợp lý các hạng mục phụ trên một diện tích hợp lý giúp tối đa hóa mật độ xây dựng cho nhà xưởng sản xuất, đây cũng là một công việc yêu thích và sáng tạo của các kiến trúc sư, khi phải tuân thủ theo các chỉ tiêu quy hoạch của khu công nghiệp.

Có mặt trên thị trường từ rất lâu, Thế Giới Xây Dựng là một thương hiệu uy tín trong ngành xây dựng nói chung và nhà thép tiền chế nói riêng. Với đội ngũ kiến trúc sư, kĩ sư thiết kế có trình độ và kinh nghiệm trong nghề chúng tôi tự tin mang tới cho khách hàng những công trình đạt tiêu chuẩn ISO. Cùng với đó là việc đầu tư đồng bộ các trang thiết bị thi công hiện đại, đội ngũ công nhân thi công lành nghề sẽ giúp việc thi công chính xác, tiến độ công trình luôn được đảm bảo.